Tuesday, June 23, 2009
GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC
Đã có nhiều bài viết về Nhân Viên Công Tác Diệt Cộng của Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, mà nay còn được biết với nhiều tên như Biệt Kích nhẩy toán, Biệt Kích nhẩy Bắc, BK . . . Nên mục đích của bài viết này cũng chỉ muốn nhằm sáng tỏ thêm về những người con ưu tú của đất nước. Những Kinh Kha của Nước Việt, của Thể Chế Việt Nam Cộng Hòa, đã được hun đúc tinh thần, ý chí và lòng can đảm cùng trau dồi và huấn luyện về kỹ thuật trong tình báo tác chiến, cùng tuyên truyền . . . như thế nào trước khi lên đường xâm nhập Miền Bắc giới tuyến , nơi mà một nửa đất nước ( thời đó) đang bị lầm than bởi chế độ hà khắc Cộng Sản Bắc Việt.
Trong huyết thống Con Rồng Cháu Tiên, với truyền thống di hướng để phát triển và dành giựt sự tốt đẹp cho giống nòi. Đó đã hình thành nơi Dân tộc một tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường. Một đất nước địa linh đã xuất hiện nhiều nhân kiệt trải dài bề dầy lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, nên cho dù qua hai thời kỳ Bắc Thuộc nhưng Bắc Phương vẫn không đồng hóa được dân Việt. Đó là nhờ khí thiêng sông núi! - Khí thiêng sông núi đã hun đúc những chàng trai Nước Việt luôn can đảm mẫn tiệp trong chiến trận để bảo vệ giang sơn gấm vóc. . . - Khí thiêng sông núi đã tạo cho những chàng trai Đất Việt luôn trung kiên trước mọi nhiệm vụ được giao phó. . .
- Khí thiêng sông núi đã hình thành nơi lòng những chàng trai Người Việt một tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng xả thân vào ngay vùng đất địch để chiến đấu chống bọn cầm quyền CS đã ắp đặt mọi bất công là cái ách đang khoác nặng trên đôi vai người dân miền Bắc. . .
Từ xa xưa, xã hội chúng ta là hình thành một nền tảng luôn ảnh hưởng tinh thần
thiêng liêng từ cha ông ; Ảnh hưởng từ những truyền thuyết lịch sử gây phấn chấn tư duy, tạo khí phách dũng cảm cho giòng giống Lạc Viêt để đi đến chiến thắng vẻ vang và lẫy lừng trước quân thù.
Trong ý niệm đó, Nha Kỹ Thuật đã thành lập một mặt trận để giải phóng miền Bắc lấy tên là MẶT TRẬN GƯƠM THIÊNG ÁI QUỐC .
*
Xưa kia, khi Lê Lợi tụ hợp nghĩa quân ở vùng Lam Sơn để chống lại sự đô hộ của nhà Minh ( từ năm 1407 đến năm 1427). Khởi đầu, nghĩa quân còn yếu, bị thua nhiều lần. Thấy vậy Đức Long Quân ( tức Lạc Long Quân) liền cho nghĩa quân mượn gươm Thần để giết giặc. Nên một hôm, có người đánh cá tên Lê Thuận kéo lưới lên nặng trĩu tưởng được nhiều cá, nhưng hóa ra lại là một thanh gươm. Thận không biết làm gì với thanh gươm, thì vừa lúc đó Lê Lợi dẫn nghĩa quân đi qua. Thận liền dâng gươm cho tướng quân Lê Lợi. Lạ thay, khi Lê Lợi vừa cầm gươm, thì tự nhiên thanh gươm tỏa sáng, lộ rõ hai chữ “Thuận Thiên” đã khắc sâu ở lưỡi gươm.
Từ khi có gươm thần trong tay, tướng quân Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân đánh đâu thắng đó.
Năm sau, khi đuổi được giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi xưng Lê Thái Tổ, lấy hiệu là Thuân Thiên, đóng đô tại Thăng Long (Hà Nôi).
Một hôm, nhà vua ngự thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, thấy một con rùa vàng lớn xuất hiện bơi dọc theo mạn thuyền. Sợ thuyền bị chòng chành, nhà vua thuận tay rút kiếm đập lên mu rùa ý đuổi đi. Không ngờ, rùa vàng ngoái cổ há miệng ngoạm chặt gựt lấy thanh gươm, rồi lăn xuống nước.
Vua liền hiểu, đã đến lúc trời đòi lại gươm Thần. Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên
thành Hồ Hoàn Kiếm ( còn gọi là Hồ Gươm).
Gươm Thiêng Ái Quốc mang tính tác động tâm lý người dân Miền Bắc chống sự xâm lăng của Trung Cộng dưới chiêu bài vỏ bọc “ Tình hữu nghị Việt -Trung đời đời bền vững” , “ Việt Nam- Trung Quốc như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”. . . để tiếp tay cho bọn đầu sỏ Cộng Sản Bắc Việt trong vai trò bọn quan thái thú của Trung Cộng đàn áp dân chúng.
Để hỗ trợ Mặt Trận Gươm Thiêng, ngoài đài phát thanh Gươm Thiêng Aùi Quốc phát sóng thẳng vào Miền Bắc, Nha Kỹ Thuật có nhiều đoàn sở khác nhau. Có đoàn sở hoạt động công khai, có đoàn sở hoạt động bí mật. Có ba loại huấn luyện được đề ra:
Huấn luyện bình thường (căn bản) cho một nhận viên cộng tác xâm nhập Miền Bắc (BK). Huấn luyện cao hơn nữa là dành cho các Sĩ Quan đảm trách toán trưởng, được gọi là lớp Toán Trưởng hay lớp RT Cao nhất là lớp huấn luyện để trở thành diệp viên. Để thu nhận, người được tuyển mộ phải qua trắc nghiệm kiểm tra về thông minh, trí nhớ và can đảm. Để sau khi trở thành điệp viên, họ sẽ thích nghi hòa nhập vào mọi vùng hoạt động, để làm những công tác gây tiếng vang, hỗ trợ cho mặt chính trị. . .
Phòng điều động công tác xâm nhập (phòng hành quân) Nha Kỹ Thuật kết hợp với sỉ quan công tác của toán vạch hướng xâm nhập cho toán.
Có ba cách xâm nhập miền Bắc: Đường bộ, đường không và đướng biển.
Mỗi toán xâm nhập đều có tên riêng. Toán viên có bí số và câu an ninh cá nhân mà chỉ riêng sĩ quan công tác phụ trách toán đó biết.
Mổi nhân viên công tác đều được huấn luyện: Về chiến thuật: Tác chiến cá nhân, tổ tam tam chế cho đến cấp tiểu đội. Khái niệm về cấp trung đội. . .
Vũ khí: Sử dụng thành thạo vũ khí cá nhân và cộng đồng của cả hai phía Tự Do và
Cộng Sản đến cấp đại đội (57 ly không giật, 3.5 , Súng cối 60 ly, B40, B41 …)
Về nhẩy dù: Khó khăn và nguy hiểm nhất là nhẩy ban đêm vào cây và xuống đất bằng dây, để thích hợp với rừng núi hiểm trở Bắc Việt.
Phá hoại: Biết tính năng từng loại chất nổ và tự tạo các loại mìn. Nhân viên phá
hoại phải thành thạo tính toán khối lượng chất nổ cho đủ để phá cầu, đường, kho hàng. . . hay phá cây rừng lập bãi cho trức thăng đáp khẩn cấp. . .
Mưu sinh và địa hình: Sử dụng bản đồ và điạ bàn. Thực tập và nhận biết các loại lá cây rừng có thể ăn được. . . Các loại bẫy để bắt cá chim muông thú rừng làm thức ăn . . .
Truyền tin dùng tín hiệu Morse, nhân viên truyền tin mã hóa công điện theo bản mã trước khi chuyển và thu âm cách chuyển phím (nhấn manip) của từng người để hiệu thính viên của trung ương nhận dạng người đánh công điện. . . .
Thám sát : Nhân viên công tác khi thám sát phải biết đặt các máy sensor, cùng kết hợp với mắt và tai để đánh gía mục tiêu quan sát. Quan trọng nhất là thám sát đường khi có đoàn xe bít bùng chạy qua, đánh gía xe chở hàng
nặng nhẹ. . .
Tâm lý chiến và tuyên truyền: Nhân viên công tác phải thực tập làm các câu ca
dao châm biếm chế đô cộng sản. In truyền đơn bằng phương pháp thủ công và rải truyền đơn vào làng bằng đạn chứa truyền đơn 3.5 phóng bằng ống giấy. . .
Đó là sơ qua vài điểm huấn luyện để trở thành một nhân viên công tác. Điều quan trọng cốt yếu nhất là tinh thần. Nào ai hiểu được tâm trạng của những chiến sĩ can trường này ra sao? Khi bản thân họ nhẩy ra khỏi cửa máy bay trên không phận Bắc Việt giữa đêm tối, hay rời tốc đỉnh bơi ngầm dưới nước biển lạnh lẽo vào bờ bằng ống hơi. Sao đó họ chiến đấu đơn độc, không hậu phương hỗ trợ. Cái lạnh lẽo của rừng núi, dăm ba người dựa lưng vào nhau đó là thành trì. Lở ho một tiếng có thể mất mạng, sai hướng đi là tự sát. Cẩn thận e dè, nhưng phải tiến. Họ không có hướng lùi, hay nghỉ ngơi. Gia đình, người thân yêu, miền Nam là cửa đóng. Ngày đêm họ căng mắt cho nhiệm vụ và mạng sống. Nếp sống thật khổ cực, rau xanh là lá rừng, lương khô và chỉ có lương khô. Không một dấu vết để lại, không một bằng chứng đã đi qua. . .
Quả là những ý chí sắt thép, họ đã sớm hy sinh tuổi trẻ tươi vui để dành cho lý tưởng và bầu nhiệt huyết :
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đồng đồng tĩnh, lên đoài đoài doài tan.
Họ muốn xây dựng thể chế tự do, niềm yêu thương, sự công bằng, tính bác ái và tự do tín ngưỡng đến cho dân Miền Bắc. Nên cho dù bị tù đày, bị tra tấn, cùm xiềng họ vẫn không hề nhụt nhuệ khí. Khắp các trại tù CS miền Bắc mà họ trải qua đều đã chứng tỏ sức bất khuất của họ, mà bọn cán bộ phải thừa nhận không sao khuất phục được! Họ hình thành như một đội ngũ khí phách và ngang tàng giữa trại giam CS.
Được tôi luyện trong tinh thần qủa cảm và anh dũng, sẵng sàng hy sinh. Nên cho đên bây giờ họ vẫn giữ khí phách đấu tranh chống bất công hay chèn ép mà không hề e ngại trước bất cứ mốt thế lực nào.
Nếu có sự đánh gía! Thực thể họ là cả một sự khâm phục!
TRÂM NGUYỄN
Tài Liệu Tuyên Truyền của web-site Việt Cộng ( chỉ dành cho nghiên cứu)
HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ CHIẾN CHỐNG LẠI BẮC VIỆT NAM
Vào năm 1965, SOG đã mở rộng đề án Humidor một cách đáng kể. Ở thời kỳ cao điểm, đề án bao gồm hàng loạt nội dung hoạt động. Vậy, hoạt động tâm lý chiến của SOG bao gồm những gì và được chỉ đạo ra sao?
Gươm thiêng ái quốc
Hoạt động phức tạp nhất của OP39 là tạo ra trong ý tưởng của người Bắc Việt Nam một tổ chức chống đối giả tạo. CIA đã sử dụng bài này trong nhiều chiến dịch ngầm khác. Trên thực tế, Herb Weisshart giải thích "ý tưởng này được dựa trên một chương trình phát triển phong trào chống đối giả tương tự được thực hiện từ 1952 và kéo dài đến 1963 ở một nơi nào đó".1 Với các công tác đã qua và sự hiểu biết về Trung Quốc của Weisshart, "một nơi nào đó” ở đây có lẽ là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Để tạo ra một tổ chức giả, theo thuật ngữ tình báo, phải tạo ra một lý do tồn tại, hay một câu chuyện đáng tin cậy cho tổ chức ấy. Weisshart nói như sau: "Ngay sau khi tôi đến Sài Gòn (năm 1963), tôi cố tìm ra một lý do và một hình tượng nào đó dễ nhận biết cho phong trào chống đối giả tạo ở miền Bắc. Các nhân viên của tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo truyền đơn, tờ rơi, chương trình phát thanh và chống đối chiến giả. Chúng tôi thường trò chuyện với người Việt Nam và biết được câu chuyện chiếc gươm thần.2
Thực ra, Weisshart cố tìm ra cách gắn phong trào chống đối giả này với một sự kiện quan trọng trong lịch sử và truyền thuyết Việt Nam vào thời điểm các thế lực Phong kiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam thế kỷ XV- Triều Minh, thành lập năm 1368, sau khi đánh thắng quân Mông Cổ đã điều động một đạo quân khổng lồ xâm lược Việt Nam năm 1406. Sau một năm giao tranh, Việt Nam bị nhà Minh đô hộ. Ách đô hộ của nhà Minh vô cùng khắc nghiệt, dẫn đến việc hình thành một phong trào khởi nghĩa Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa này do Lê Lợi, một chủ đất ở vùng Thanh Hoá, lãnh đạo.
Cách Lê Lợi hình thành và tiến hành cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm chống quân xâm lược là một câu chuyện dài và phức tạp. Cuộc chiến đó liên quan tới những sáng tạo về quân sự, chính trị và tâm lý. Ví dụ để tạo ra uy tín và giành sự ủng hộ của nông dân, Lê Lợi đã sử dụng hoạt động tâm lý mà người Trung Quốc đã từng áp dụng. "Sử dụng mực là mỡ động vật, Lê Lợi cho viết lên lá cây "Lê Lợi là vua"... khi kiến ăn hết mỡ, dòng chữ này hiện lên trên lá. Việc này làm cho mọi người tin là ý trời và hàng nghìn nông dân đi theo Lê Lợi".3 Lê Lợi sau đó bắt đầu tuyển mộ nông dân tiến hành khởi nghĩa giành độc lập. Tuy nhiên, do thế nhà Minh rất mạnh, Lê Lợi phải đi vào hoạt động bí mật.
Lê Lợi nhận ra rằng sẽ là tự sát nếu giao chiến với quân Minh theo cách thông thường. Kẻ thù quá mạnh. Vì vậy, ông chủ trương sử dụng chiến thuật du kích. Từ căn cứ ở vùng núi Hà Tĩnh, Lê Lợi tổ chức tấn công bất ngờ các lực lượng quân Minh ở Việt Nam. Năm 1428, quân Trung Quốc rút chạy khỏi Việt Nam. Ông lên ngôi vua, lấy tên hiệu Lê Thái Tổ và thành lập triều Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Lợi được coi là kiến trúc sư của đoàn kết dân tộc và là vị lãnh đạo không bao giờ nhụt ý chí đánh đuổi quân Minh xâm lược. Song song với những sự thật lịch sử này, có truyền thuyết về lý do Lê Lợi đánh thắng quân Minh vốn hùng mạnh hơn nhiều. Và câu chuyện đó gắn liền với thanh gươm thần mà ông đã sử dụng trong chiến tranh giải phóng.
Theo truyền thuyết, sau khi đánh bại quân Minh và lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đóng đô tại Hà Nội. Một hôm, ông đi thuyền trên hồ Lục Thuỷ ở giữa kinh đô thì một con rùa lớn hiện lên. Khi nhà vua rút gươm ra để tự vệ, con rùa nhanh chóng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống hồ sâu và đi mất. Vua bực lắm sai người tát cạn hồ, nhưng không tìm thấy cả rùa lẫn gươm báu. Về sau người đời nói rằng cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi là "mệnh trời". Hay nói cách khác thần thánh đã cho ông mượn kiếm báu để đánh đuổi quân Minh và sau khi làm xong sứ mạng, ông phải trao trả kiếm. Kiếm được giữ an toàn trong hồ để sau này có thể sử dụng khi cần thiết. Để ghi nhận công lao của kiếm báu, nhà vua đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm.
Tất cả những điều trên là quá tốt, Weisshart nghĩ. Đây là hình tượng hoàn hảo cho linh hồn của một phong trào chống đối giả mà ông muốn đưa thành yếu tố trung tâm của chiến dịch tâm lý chiến của OP39. Weisshart quyết định đặt tên cho phong trào đó là "Gươm thiêng ái quốc" - SSPL - nhằm tạo ra sự liên tưởng tới cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi đầu thế kỷ thứ XV.
SSPL đại diện cho ai và tại sao họ phải tổ chức phong trào bí mật chống chính phủ Hà Nội? Cũng như Lê Lợi, lãnh đạo của "Gươm thiêng ái quốc" là người theo chủ nghĩa dân tộc. Weisshart khoác cho họ lý lịch là cựu thành viên của Việt Minh, người đã đấu tranh chống thực dân Pháp. Theo câu chuyện được dựng lên, họ trở nên vỡ mộng với chính quyền Cộng sản ở miền Bắc sau chương trình cải cách ruộng đất khởi đầu năm 1953. Vào mùa hè 1956, sự quá tả của cải cách ruộng đất đã tạo nên phản ứng ở một số nơi. Đó là những sự kiện có sẵn mà Weisshart chỉ việc gắn nó vào SSPL. Theo câu chuyện do Weisshart vẽ ra, SSPL được hình thành từ các cuộc bạo loạn đúng thời kỳ cải cách ruộng đất. Sự đàn áp của chính quyền đã tạo ra SSPL. Điều đó nghe có vẻ đáng tin cậy.4
Chính phủ Hà Nội đã phản ứng nhanh chóng với sự mất trật tự trên và dẹp yên tình hình. Weisshart lấy đó là lý do buộc SSPL phải chuyển sang hoạt động bí mật như Lê Lợi đã từng làm. SSPL phải lánh vào vùng núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi Lê Lợi đã từng sử dụng làm căn cứ của cuộc khởi nghĩa. Những người lãnh đạo giả hiệu của tổ chức “Gươm thiêng ái quốc" là người mang họ hoặc có tên là Lê. Ví dụ, người thành lập SSPL là Lê Quốc Hùng. "Tháng 12-1961, phong trào tổ chức đại hội lần thứ nhất và Lê Quốc Hùng được bầu làm chủ tịch".5
Sau đó, những người tạo ra hình hài của OP39 phải đề ra mục đích của SSPL. SSPL đang đấu tranh vì cái gì và hy vọng đạt được gì? Là một tổ chức của những người dân tộc chủ nghĩa, SSPL tuyên bố chống lại sự ảnh hưởng của nước ngoài ở Việt Nam, bất kể là sự giúp đỡ bạn bè, chiếm đóng trên thực tế hoặc cường quốc nước ngoài muốn thống trị Việt Nam dưới hình thức tinh vi nào đó. Vì vậy, trong tuyên truyền, SSPL tuyên bố tất cả quân đội, cố vấn và ảnh hưởng của nước ngoài phải bị loại bỏ khỏi cả Bắc và Nam Việt Nam. SSPL phê phán lãnh đạo Đảng Cộng sản ngả theo Trung Quốc. Họ đang trở thành bù nhìn của cựu thù mà trong suốt chiều dài lịch sử đã tìm mọi cách biến Việt Nam thành chư hầu. Trung Quốc ngày nay cũng vậy, họ đang sử dụng chủ nghĩa quốc tế vô sản làm bình phong che đậy âm mưu thực sự buộc Việt Nam lệ thuộc vào trung Quốc. Cộng sản, nhà Minh, hoặc ai chăng nữa đều là người Trung Quốc và đều có chung ý đồ đó. Phải không cho họ đụng đến Việt Nam.6
Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam là lực lượng xung kích chống Mỹ. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có bài học cay đắng ở Triều Tiên. Trung Quốc đã nếm trải khó khăn và thiệt hại trong cuộc chiến trực tiếp, mặt đối mặt với quân đội Mỹ. Do vậy tốt hơn cả là có ai đó chiến đấu và chết thay cho mình. SSPL tuyên truyền rằng Trung Quốc quá sung sướng khi chiến đấu với Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng. Hà Nội đã làm Việt Nam bị cuốn vào cuộc xung đột Trung - Mỹ. Đối với Trung Quốc, đó là hành động nhất cử lưỡng tiện. Mỹ thì bị sa lầy vào cuộc chiến tranh kéo dài hao tốn tiền của. Còn Việt Nam thì bị suy yếu đến mức không còn con đường nào khác ngoài việc trở thành chư hầu của Trung Quốc. SSPL tuyên bố Hà Nội cần phải thay đổi chính sách.
Trong tuyên truyền, SSPL khoe rằng các chi bộ bí mật đang phát triển nhanh chóng vì thu hút được những người theo chủ nghĩa dân tộc. Năm 1965, SSPL tuyên bố có 10.000 thành viên, trong đó có "1.600 quân chính quy".7
Sau đó, Weisshart quyết định đã đến lúc truyền đi thông điệp của SSPL. Weisshart cần một đài phát thanh và tháng 4-1965 đài tiếng nói của Gươm thiêng ái quốc ra đời tại “vùng núi tỉnh Hà Tĩnh", căn cứ của Lê Lợi. OP39 bắt đầu sản xuất truyền đơn, tờ rơi để tung vào miền Bắc qua đường không. Để rải số truyền đơn này, SOG thuê nhân viên của nước thứ ba thực hiện các chuyến bay xâm nhập miền Bắc. Phi công của Quốc dân đảng Trung Quốc, với danh nghĩa người làm thuê, lái những chiếc máy bay không số hiệu để thả truyền đơn. Trước khi thực hiện những phi vụ này, họ đã hợp tác với CIA ở châu Á từ đầu thập kỷ 50.
Thông qua những phương tiện tuyên truyền trên, SSPL bắt đầu tuyên bố duy trì tổ chức bí mật ở miền Bắc không chỉ với nhiệm vụ phát triển tổ chức, rải truyền đơn mà còn giải phóng lãnh thổ. SSPL nói rằng hoạt động giải phóng này diễn ra bên dưới vĩ tuyến 19, nơi SSPL duy trì "an toàn khu”.8
Vào cuối năm 1964, hoạt động SSPL đã bắt đầu khởi động. Weisshart và OP39 đã tạo ra lý lịch của SSPL dựa trên truyền thuyết và sự thực lịch sử của Việt Nam. Họ đã chơi con bài Trung Quốc để làm giảm uy tín các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và làm suy yếu việc tiến hành chiến tranh. Đó là sự khởi đầu tốt đẹp. Bước tiếp theo là làm cho câu chuyện giả này đáng tin hơn. Để làm điều đó, SSPL cần một vùng giải phóng nơi OP39 có thể đưa công dân miền Bắc tới tuyên truyền. Tuy nhiên đó là công việc không mấy dễ dàng.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Đại Tá Dư Quốc Lương CHT Sở Không Yễm Nha Kỹ Thuật từ 1961 đến 1975
Dư Quốc Lương (Nguyên Đại tá Không quân Việt Nam Cộng hòa, sinh năm 1930, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, chức vụ sau cùng là C...
-
NHỮNG NGƯỜI LÍNH BIỆT KÍCH Xa rồi bạn ơi ngày xa xưa ấy, Bỏ lại sau lưng kiếp sống hào hùng, Thuyết trình xong anh sẽ lên ...
-
I wanted to list these men’s names to honor their service and sacrifice to our nation. Many of you would not be aware of their fate otherwis...
-
Biệt Kích Nhảy Bắc trong cuộc chiến Việt Nam (bai III) Hình bên: Toán Swan trong “Nhà An Toàn” tại Sài Gòn năm 1962. Từ trái, BK Nông Công ...
No comments:
Post a Comment