Nguyên tắc 1: Đại bàng chọn cô đơn để thống lĩnh bầu trời
Điều đặc biệt đầu tiên của loài chim đại bàng là nó luôn bay ở một tầm cao và chỉ bay một mình không chen lẫn các loài chim khác. Nguyên tắc sống tuyệt vời của loài đại bàng không bao giờ lẫn hoặc cho phép mình lẫn trong đàn chim sẻ hay các loài chim khác. Đại bàng chọn cho mình sự đơn độc để trở thành kẻ mạnh nhất.
Một mình nó luôn cố gắng bay ở độ cao, cao nhất và một mình đối mặt với những khó khăn thử thách trên đường bay một mình. Chính bởi nguyên tắc sống khác lạ ấy, loài chim đại bàng tự rèn giũa cho mình sức mạnh cho đôi cánh và cái đầu “lạnh” luôn tỉnh táo.
Nguyên tắc 2: Đại bàng là loài chim duy nhất ưa bão
Không phải ngẫu nhiên đại bàng có được danh hiệu “chúa tể bầu trời”, đại bàng luôn có những đặc điểm và tính cách, sở thích khác biệt so với các loài chim khác. Nếu như các loài chim khác, gặp bão sẽ tìm nơi trú ẩn, đại bàng thì không. Đại bàng hạnh phúc vì có bão bởi khi có bão chúng có thể “đạp” lên những đám mây để nhờ gió đưa mình lên cao hơn. Đối với nó, mưa bão chính là “thước đo” để chúng mạnh mẽ và trưởng thành hơn bao giờ hết. Những cơn bão không thể “nhấn chìm” cuộc đời của chim đại bàng mà chỉ góp phần tôi luyện thêm cho nó ý chí và bản lĩnh.
Nguyên tắc 3: Đại bàng không ăn xác thối
Khác với loài kền kền chỉ ăn xác thối và lười không muốn săn mồi thì đại bàng không bao giờ ăn thịt chết. Đồ ăn của loài “chúa tể bầu trời” luôn là những con mồi còn tươi mới. Chúng sẵn sàng bay xa hàng chục km so với tổ để kiếm mồi từ núi cao hay biển sâu. Bản năng của kẻ “thống lĩnh bầu trời” không cho phép nó trở thành “kẻ dọn rác” cho loài khác. Đại bàng thà chịu đói chứ không chPịu ăn thịt ôi thiu, đã chết thối.
Nguyên tắc 4: Đại bàng không dễ dàng “trao niềm tin”
Một câu chuyện về cách đại bàng cái trao niềm tin cho bạn tình của mình khá thú vị được kể lại như sau: Đại bàng cái đợi hàng giờ đồng hồ để thử thách bạn tình của mình “nhặt cành cây” trước khi đồng ý giao phối.
“Trước khi cho phép con đực giao phối, đại bàng cái sẽ quắp một nhành cây rồi bay ở nhiều độ cao khác nhau, thả nhành cây xuống để con đực lao theo và nhặt lại nhành cây đó. Quá trình thử thách cứ diễn đi diễn lại cho đến khi con cái tin rằng, đây là "một nửa" của mình thì việc giao phối mới diễn ra.”
Qua câu chuyện trên, ta có thể thấy, đại bàng không hề dễ dàng trao niềm tin cho bất cứ kẻ nào nếu như đối phương chưa qua được thử thách. “Tin có chọn lọc” là tôn chỉ sống của loài đại bàng.
Nguyên tắc 5: Đại bàng chỉ “chớp thời cơ vàng”
Đại bàng “ăn có chọn lọc”, “tin có chọn lọc” và tự cho mình “cơ hội có chọn lọc”. Người ta vẫn thường cho rằng “cơ hội đến thì phải chớp lấy ngay, nếu không cơ hội sẽ vụt mất’ mà không hay biết rằng “cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra” cơ hội này mất đi sẽ có những cơ hội khác tốt hơn.
Đại bàng được mệnh danh là “loài chim săn mồi quyết đoán”, để săn được con mồi ưng ý là cả quá trình đại bàng phải quan sát và chờ đợi thời cơ đến. Chúng tuy nhanh nhẹn và đầy uy lực nhưng chưa bao giờ chúng vội vàng và hành động thiếu suy nghĩ.
Khi chúng biết chắc được rằng, phần thắng thuộc về mình chúng mới ra đòn quyết định cho con mồi. Thời gian đợi chờ thời cơ tuy có lâu nhưng chúng không hề bị mất sức và luôn đạt được mục tiêu cuối cùng. Có lẽ, gió bão và sự cô đơn của kẻ “chúa tể bầu trời” đã tôi luyện nên ‘cái đầu lạnh” cho đại bàng trước khi đưa ra những quyết định mà nhìn trước được nó sẽ thành công mười mươi.
Từ những nguyên tắc sống của loài chim “chúa tể bầu trời” ta có thể hiểu được vì sao nó lại là biểu tượng cho tầm nhìn xa, lòng can đảm và sự thành công.
-Net ST.
STD_SOG
ReplyDeleteNhưng loài chim Đại Bàng chỉ thích hợp những vùng đồi núi cao, không khí lạnh.
nếu lọt vào khu Thành thị (như Sở Thú (Zoo)), thì cũng chỉ làm trò chơi jải trí
cho trẻ con mà thôi!